Sao Vuông làm kinh tế giỏi

|
Đinh Quang Tuấn giới thiệu cho các đồng chí trong LLVT học tập mô hình. |
Mô hình trồng rau Thủy canh sạch không còn là mô hình mới đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Nhưng có một mô hình được xem là mới ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chủ nhân của mô hình này là chàng trai trẻ Đinh Quang Tuấn, anh là Chỉ huy phó Quân sự Ban Chỉ huy quân sự phường Thống Nhất, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Với số vốn khởi nghiệp chỉ gần 80 triệu đồng từ tiền cưới, sau hơn 6 tháng, Tuấn đã mang về thu nhập đổn định cho gia đình từ vườn rau thủy canh của mình.
Lấy tiền cưới vợ để khởi nghiệp

|
Vợ chồng anh Tuấn chăm sóc vườn rau |
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất đỏ Bazan nên Tuấn thấu hiểu hơn ai hết cuộc sống “một nắng, hai sương” nơi đầy nắng và gió này... ở khu vực Tây Nguyên thường đầu tư về nông nghiệp và cây công nghiệp, như cao su, cà phê cây ăn quả tiêu, điều…đòi hỏi phải có diện tích đất rộng lớn, trong lúc đó quỹ đất của gia đình anh lại rất ít. Để tìm ra con đường khởi nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn này thật không dễ, nhưng với ý chí nghị lực của chàng trai trẻ đã được tôi luyện trong quân ngũ đã không để hoàn cảnh khuất phục anh quyết định đi tìm hướng khởi nghiệp cho mình. Sau thời gian tìm hiểu, vừa mới cưới vợ có sẵn một ít tiền chúc mừng của đám cưới và vay mượn thêm anh em, bạn bè anh mạnh dạn đầu tư trồng rau thủy canh sạch. Ban đầu, anh tìm đến những người có nhiều kinh nghiệm học hỏi trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh ở Đà Lạt; lên mạng internet tìm thông tin, kỷ thuật trồng rau sạch. Từ đó, Tuấn dần nắm được quy trình sản xuất rau sạch, anh tự bắt tay vào tìm mua các vật tư chuyên dụng rồi tự thiết kế nhà lưới, bể dinh dưỡng đến chọn giống, kỹ thuật chăm sóc. Sau nhiều lần thực nghiệm và đã nếm trải trên 3 lần thất bại, lần đầu là gieo giống bị chết, thối, kỷ thuật chăm sóc sâu bệnh đến lúc vượt qua nhưng khó khăn đó lại gặp khó khăn vì đầu ra tiêu thụ…Tuấn tâm sự: “Từ nhu cầu thực tiễn của thị trường, hai vợ chồng vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tất nhiên khởi đầu không bao giờ được suôn sẻ cả, trục trặc ở khâu thiết kế nhà màn, kỷ thuật gieo trồng rồi đầu ra thị trường tiêu thụ…nên gặp rất nhiều khó khăn nhưng trải qua những khó khăn đó mình đã rút ra được nhiều bài học quý giá để có thể tiếp tục theo đuổi và đứng vững cũng như mạnh dạn đầu tư phát triển vườn quy mô như bây giờ. Thời gian sắp tới sẻ mở rộng diện tích để đáp ứng được nguồn rau sạch đến nhiều nười tiêu dùng và đến các đối tượng khách sạn, nhà hàng trên địa bàn”.
Hành trình đưa rau sạch đến với người dân phố núi pleiku

|
Anh Tuấn tỉ mỉ chăm sóc giống cây rau của mình. |
Vừa nói chuyện với chúng tôi Tuấn vừa tỉ mẫn gieo từng hạt rau lên tấm mút rồi lại thay miếng keo bắt côn trùng trong vườn đôi chân, đôi bàn tay không ngơi nghỉ. Với mong muốn đưa rau chất lượng an toàn đến với mọi người và cũng như mang lại thu nhập cho gia đình. Sau giờ làm việc ở cơ quan, anh tận dụng tối đa thời gian còn lại, không kể sớm, khuya, ngày nghỉ, giờ nghỉ để chăm sóc vườn rau của mình. Đằng sau những thành công như bây giờ thì bên cạnh anh luôn có người vợ chia sẻ những lúc khó khăn. “Em luôn động viên anh trong những lần thất bại và cố gắng sắp xếp chu toàn việc nhà để chồng có nhiều thời gian hơn, chú tâm vào công việc mà anh đang làm. Vừa động viên vừa cùng xuống vườn phụ giúp công việc ở nhà vườn với chồng, hai vợ chồng cùng đi tìm các mối nhỏ lẻ, khách hàng dần dần khách cũng đã tới trực tiếp nhà vườn để mua” chị Trần Thị Mỹ Lệ chia sẻ.
QUẢ NGỌT

|
Anh Tuấn truyền đạt kinh nghiệm cho các sinh viên. |
Giờ đây vườn rau của anh không những là địa điểm cung cấp rau sạch cho người dân phố núi Pleiku, mà còn là nơi lý tưởng cho các em sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh phân hiệu Gia Lai lựa chọn làm nơi thực tập, nghiên cứu cho việc học tập của mình. Đồng thời là mô hình cho lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham quan, học tập nhân rộng mô hình và cách làm này. Để thương hiệu rau sạch của mình đến ngần hơn với người tiêu dùng. Anh không ngừng mày mò, tìm tòi nghiên cứu đưa vào áp dụng vào trồng rau như: Chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước để cây hấp thụ nên hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; để chống các loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi… anh dùng mỡ bò quét lên khung của từng giàn rau, dùng miếng dính để bẫy và thả chim sâu để bắt các loại sâu bọ, côn trùng... Nhờ vậy sản phẩm của anh ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng. Anh Trần Văn Tuấn Quản lý Nhà hàng “Nhà Tôi”, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết: Hiện nay, nhà hàng chúng tôi đang sử dụng sau sạch của anh Tuấn, thực tế đi kiểm tra rau sạch của anh Tuấn chúng tôi thấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khi phục vụ cho khách hàng về nguồn gốc rau sạch thì được khách hàng hưởng ứng, đánh giá cao và rất hài lòng về rau sạch thủy canh này. Kết quả mỗi tháng, anh xuất ra thị trường khoảng 1 tấn rau các loại, sau khi trừ chi phí, mỗi ký rau anh lãi 30-40%. Nhìn những luống rau xanh mướt, ít ai biết được để có thành quả như vậy vợ chồng anh Tuấn phải cố gắng, nỗ lực, vượt qua biết bao khó khăn để có được thành quả như ngày hôm nay. Thành công sẻ đến với những ai có quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm cùng với sự sáng tạo và tinh thần vượt khó hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương của mình ./.
Tin, ảnh : Huy Bắc