Theo báo biên phòng Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biên giới, lãnh thổ quốc gia luôn gắn với quá trình x...
Theo báo biên phòng
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biên giới, lãnh thổ quốc gia luôn gắn với quá trình xây dựng, phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” .
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nà Bủng, BĐBP Điện Biên phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân địa phương tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Na Phương
Trong tư tưởng của Bác Hồ, biên giới quốc gia bao gồm cả biên giới trên đất liền, trên biển và trên không, có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển và trường tồn của Tổ quốc. Vùng biên giới, lãnh thổ của quốc gia không chỉ có vai trò là phên giậu, cửa ngõ của Tổ quốc, là vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, địa bàn chiến lược về quốc phòng-an ninh và đối ngoại của đất nước. Người chỉ rõ: “Miền núi chiếm 2 phần 3 tổng số diện tích nước ta... Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng để mở mang nông nghiệp và công nghiệp. Những điểm đó nói rõ rằng miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của nước ta”. Biển, đảo cũng được Bác quan tâm đặc biệt, bởi vị trí quan trọng của nó. Người nói: “Ngày trước, ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Đánh giá cao vai trò, vị trí chiến lược của biên giới, biển, đảo quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước”. Quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, canh giữ biên cương của Tổ quốc theo quan điểm của Người là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đầy khó khăn, gian khổ, phức tạp của công tác biên phòng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của BĐBP, mà còn là sự nghiệp của toàn dân.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, tất cả các triều đại phong kiến đã biết huy động sức dân; biết đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia nên khó khăn đến mấy, an ninh biên giới cũng vẫn được bảo vệ vẹn toàn.
Kế thừa và phát triển kinh nghiệm lịch sử đó, Bác Hồ đã khẳng định vai trò to lớn của nhân dân đối với cách mạng Việt Nam. Người nói: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào”; Người dạy: Nhân dân các dân tộc biên giới có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân để bảo vệ biên giới quốc gia, đó là tư tưởng, “Nước lấy dân làm gốc”. Người chỉ rõ: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Theo Bác, nhân dân vừa là mục đích, vừa là lực lượng của cách mạng. Vì vậy: “Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân... việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”.
Đối với BĐBP, ngay từ ngày thành lập, Bác đã dạy: “Một vạn công an thì chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động”, bởi vậy, muốn quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trước hết phải dựa vào nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân; phải thực sự coi đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt; và như vậy, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cho toàn dân. Đây là nhiệm vụ nên tảng quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân đối với sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới ở các cấp, các ngành, địa phương tuy đã đạt được kết quả nhất định. Trong thời gian tới, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cần phải đổi mới cả nội dung và hình thức theo hướng: Tập trung quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Qua đó, giúp nhân dân nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình đối với bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
Hai là, thường xuyên củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc ngày càng vững chắc. Niềm tin, thái độ và ý chí là những phẩm chất bên trong của mỗi người dân là rất cần thiết và không thể thiếu, giúp nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nếu không có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí thì không thể làm được bất cứ việc gì, chưa nói đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Ba là, chú trọng xây dựng quyết tâm cao, định hướng hành động thiết thực cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, cần phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân thông qua hiện thực hóa những giá trị tinh thần thành quyết tâm và hành động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biên giới của Tổ quốc.
Chủ quyền biên giới là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang là nòng cốt, BĐBP là chuyên trách. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, trong đó có sức mạnh của nhân dân để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững.
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
2. Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
3. Giả danh Dân quân tự vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
6. Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Ban biên tập
Nguyễn Văn A (Trưởng ban)
Nguyễn Văn B (Phó ban TT)
Nguyễn Văn C (Phó ban)
Thông tin
1. Website
dqtv.vn hoạt động với tôn chỉ : Thực hiện đúng theo đường lối của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và Luật Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với mục
tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ, đồng thời
đấu tranh phản bác thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Là
nơi đưa thông tin chính thống, văn bản, luật liên quan tiếp cận đến từng cán
bộ, chiến sĩ. Đây là phiên bản hoạt động thử nghiệm của các cán bộ, chiến sĩ
Dân quân tự vệ tự phát triển.
2. Phương
châm: Đưa
hình ảnh và những hoạt động của cán bộ, chiến sĩ dân quân tiếp cận đến với mọi
người. Tuyên truyền phổ biến các luật pháp hiện hành. Đặc biệt là Luật Dân quân
tự vệ và Luật Nghĩa vụ quân sự.
Kinh phí hoạt động do các đơn vị quảng cáo hiển thị
trên web chi trả nhằm để duy trì website, chi nhuận bút và thời gian sau có thể
dùng kinh phí để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Dân quân, Pháp luật...v.v..